• Trang chủ
  • Cửa hàng
  • Giỏ hàng
  • Thanh toán
  • Tài khoản
  • 0 - 0,0 ₫

Hoàng Nga

Sống Vui Sống Khỏe

728x90-ads

  • Tư Vấn & Đánh giá
  • Thông tin thuốc
You are here: Home / Thông tin y học / Viêm họng hạt: 4 Nguyên nhân và cách điều trị bệnh

728x90-ads

Viêm họng hạt: 4 Nguyên nhân và cách điều trị bệnh

Cập nhật: 16/05/2024 Xuân Hoàng 0 Bình luận

Viêm họng hạt là một tình trạng bệnh lý có xu hướng mạn tính khi họng bị viêm trong thời gian dài hoặc tái phát nhiều lần do nhiễm các vi-rút, vi khuẩn, nấm đường hô hấp thông thường gây ra và tác nhân phổ biến nhất là nhóm liên cầu khuẩn Streptococcus (viêm họng do liên cầu). Khi đó ở thành sau của họng có quá phát các hạt lympho.

Bài viết dưới đây cung cấp một số kiến thức tổng quan về bệnh và cách phòng tránh để mọi người cùng tham khảo.

  1. Viêm họng hạt là gì?

Viêm họng hạt là một dạng phản ứng của niêm mạc họng bị viêm nhiễm trường diễn trong vùng họng. Đây là vị trí chứa nhiều lympho bào với nhiệm vụ diệt vi sinh vật. Khi bị họng bị viêm lâu ngày khiến cho các lympho bào tại đây phải làm việc liên tục trong một thời gian dài nên sẽ bị phình to ra, trở thành các “hạt”.

Viêm họng hạt xuất hiện ở phía sau thành của họng là chủ yếu với nhiều hạt và nhiều dạng kích thước khác nhau. Các hạt này luôn luôn bị kích thích làm cho người bệnh rất khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống.

2. Nguyên nhân viêm họng hạt

– Có nhiều nguyên nhân gây viêm họng hạt như: người bệnh bị viêm nhiễm các cơ quan lân cận như viêm mũi, viêm xoang. Khi đó, các chất nhày, mủ từ các cơ quan này chảy xuống phía sau thành họng.

– Đồng thời, có nguyên nhân do hít phải các chất độc hại thường xuyên như: bụi đường, bụi công nghiệp, khói bếp, khí các lò than…

– Một số người bị viêm họng hạt do nghiện thuốc lá, thuốc lào hoặc hút thuốc thụ động.

– Ngoài ra, ở một số người mắc một số bệnh như trào ngược dạ dày – thực quản, bệnh dị ứng…cũng có thể gây bệnh viêm họng hạt.

Dấu hiệu nhận biết viêm họng hạt

-Triệu chứng bệnh ban đầu thường không rõ ràng, không gây đau, sốt. Người bệnh chỉ có cảm giác ngứa họng, vướng trong họng.

Viêm họng hạt xuất hiện ở phía sau thành của họng là chủ yếu với nhiều hạt và nhiều dạng kích thước khác nhau. Các hạt này luôn luôn bị kích thích làm cho người bệnh rất khó chịu.

Giống như viêm họng, khi thời tiết thay đổi viêm họng hạt cũng có xu hướng xảy ra nhiều hơn. Viêm họng hạt có thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 2 đến 5 ngày.

Viêm họng hạt có các triệu chứng như sau:

  • Đau họng, khó nuốt thức ăn: người bệnh sẽ có cảm giác đau khi thức ăn đi qua họng xuống dạ dày do niêm mạc họng bị tổn thương
  • Ngứa họng, vướng họng: người bệnh cảm thấy ngứa, vướng nơi cổ họng, đặc biệt khi nuốt do các hạt sưng to trong họng
  • Ho: Do các ổ viêm nhiễm tiết ra khiến họng bị kích thích làm khởi phát các cơn ho khan, ho có đờm.
  • Sốt cao: Khi cơ thể đang tăng cường hoạt động để chống đỡ các cuộc tấn công của tác nhân gây bệnh sẽ bị sốt như dấu hiệu của hệ thống miễn dịch.
  • Một số người bệnh đôi khi cảm thấy họng bị khô, rát rất khó chịu. Việc điều trị viêm họng hạt cũng gặp khó khăn.

Viêm họng hạt được phân chia thành 2 loại:

Viêm họng hạt cấp tính

Viêm họng hạt cấp tính là thời điểm mới nhiễm bệnh, không gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng nên nhiều người thường chủ quan, tự ý mua và sử dụng thuốc tại nhà.

Vì lý do này vô tình khiến bệnh diễn biến nặng hơn, khó kiểm soát và điều trị nên khi phát hiện dấu hiệu cần kịp thời thăm khám và điều trị để hạn chế những biến chứng nguy hiểm.

Viêm họng hạt mạn tính

Viêm họng hạt cấp tính lâu ngày không khỏi, không điều trị kịp thời, dứt điểm sẽ dẫn đến mạn tính, 3 tuần là khoảng thời gian bệnh chuyển biến, giai đoạn này sẽ nguy hiểm, khó điều trị dứt điểm, rất dễ tái phát ngay cả khi thời tiết không giao mùa hay chuyển lạnh.

3. Điều trị viêm họng hạt

Để điều trị viêm họng hạt đạt hiệu quả , bệnh nhân cần tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây bệnh và chỉ định loại bỏ hiện tượng viêm nhiễm do vi khuẩn hoặc do vi nấm gây ra. Bệnh viêm họng hạt có thể chữa khỏi bằng cách dùng thuốc đúng theo chỉ định và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để phòng tránh bệnh tái phát.

Điều trị bằng thuốc thường dùng kèm một số loại thuốc kết hợp:

  • Thuốc kháng sinh: Penicillin, amoxicillin hoặc azithromycin…
  • Thuốc giảm ho, loãng đờm: Bromhexin, Dextromethorphan…
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: acetaminophen (Tylenol), ibuprofen (Advil, Motrin)…
  • Thuốc điều trị hội chứng trào ngược dạ dày thực quản: Cimetidin, Ranitidin, kháng sinh diệt vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) như amoxicillin, clarythromycin, metronidazol, thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng histamin H2…

*Phương pháp đốt viêm họng hạt

Trong trường hợp viêm họng hạt dai dẳng, không thể điều trị dứt điểm dẫn đến mãn tính, các nang lympho phát triển với kích thước lớn và tập trung thành từng đám phù nề, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định điều trị bằng phương pháp đốt viêm họng hạt bằng laser hoặc đốt lạnh.

Phương pháp này giúp loại bỏ các lympho tăng sản ở thành họng và giảm cảm giác vướng víu, khó nuốt ở họng.

Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có tác dụng với các nang lympho lớn, các hạt li ti không được điều trị tận gốc sẽ tiếp tục phát triển, tăng kích thước, do đó sau khi thực hiện phương pháp này, người bệnh vẫn cần kiên trì điều trị triệt để nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm họng hạt để tránh trường hợp tiếp tục tái phát.

4. Phòng bệnh viêm họng hạt

– Chú ý giữ vệ sinh đường hô hấp trên hàng ngày như đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy.

– Đối với trẻ em cũng cần được vệ sinh họng miệng ngay từ lúc còn bé để không mắc bệnh viêm VA, viêm họng, viêm amidan, viêm mũi, viêm xoang.

Giữ gìn vệ sinh không gian sống sạch sẽ, tránh xa vùng khí thải độc hại, môi trường ô nhiễm, tránh xa khói thuốc lá.

– Khi lao động trong những môi trường đặc biệt như trong nhà máy, hầm lò, phòng thí nghiệm có hoá chất,.. nên đeo khẩu trang hoặc sử dụng phương tiện bảo hộ lao động chuyên dụng.

– Nên đi khám sức khỏe tai mũi họng định kỳ. Đặc biệt là khi có dấu hiệu bất thường vùng họng để sớm phát hiện và điều trị dứt điểm ngay từ đầu không quá phức tạp.

Một số phương pháp điều trị viêm họng hạt khác bao gồm:

  • Súc miệng nước muối giúp giảm đau cổ họng và tránh nhiễm trùng.
  • Uống nhiều nước giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, ngăn sốt, khơi thông cổ họng
  • Uống nước mật ong giúp cung cấp cho cơ thể vitamin, tăng cường hệ miễn dịch, chống nhiễm trùng, bảo vệ cổ họng.
  • Tỏi có chứa allicin – một kháng sinh rất mạnh giúp tiêu diệt vi khuẩn và virus, người bị viêm họng hạt có thể ngậm một tép tỏi sống trong khoảng 5-10 hoặc giã nát tỏi, thêm một chút nước và mật ong, đun sôi để tạo thành hỗn hợp sánh mịn có thể điều trị bệnh hiệu quả.

  • Share on Facebook

Related Posts

Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD), triệu chứng và cách điều trị
Co rút cân gan bàn tay (co rút dupuytren)
Bệnh Tay Chân Miệng

Chuyên mục: Thông tin y học

728x90-ads

Previous Post: « Phần mềm app chia sẻ
Next Post: Hội chứng De Quervain – Viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay 2 bên »

Reader Interactions

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Primary Sidebar

Bài viết mới nhất

  • Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD), triệu chứng và cách điều trị
  • Co rút cân gan bàn tay (co rút dupuytren)
  • Bệnh Tay Chân Miệng
  • Viêm dạ dày: 6 Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và phòng ngừa
  • Hội chứng De Quervain – Viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay 2 bên
  • Viêm họng hạt: 4 Nguyên nhân và cách điều trị bệnh
  • Phần mềm app chia sẻ
  • Viêm điểm bám gân lồi cầu xương cánh tay hay viêm gân khuỷu tay – Hội chứng tennis
  • Suy tĩnh mạch chi dưới và những điều cần biết

NHẬN BÀI VIẾT QUA EMAIL

Hãy đăng ký ngay để là người đầu tiên nhận được thông báo qua email mỗi khi chúng tôi có bài viết mới!

Bài viết nổi bật

Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản (GERD)

Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD), triệu chứng và cách điều trị

11/11/2024

Hình ảnh bàn tay bị co rút cân gan tay

Co rút cân gan bàn tay (co rút dupuytren)

11/11/2024

Bệnh Tay Chân Miệng

19/05/2024

Viêm dạ dày: 6 Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và phòng ngừa

17/05/2024

Hội chứng De Quervain – Viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay 2 bên

16/05/2024

Viêm họng hạt: 4 Nguyên nhân và cách điều trị bệnh

16/05/2024

Liên hệ Zalo Quầy Thuốc Hoàng Nga

SĐT: 0789.122.445

Footer

Bài viết mới nhất

  • Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD), triệu chứng và cách điều trị
  • Co rút cân gan bàn tay (co rút dupuytren)
  • Bệnh Tay Chân Miệng
  • Viêm dạ dày: 6 Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và phòng ngừa
  • Hội chứng De Quervain – Viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay 2 bên
  • Viêm họng hạt: 4 Nguyên nhân và cách điều trị bệnh
  • Phần mềm app chia sẻ
  • Viêm điểm bám gân lồi cầu xương cánh tay hay viêm gân khuỷu tay – Hội chứng tennis
  • Suy tĩnh mạch chi dưới và những điều cần biết

Bình luận mới nhất

  • Một người bình luận WordPress on Chào tất cả mọi người!

Theo dõi trên MXH

  • Email
  • Facebook

Thẻ

bệnh tự miễn kháng sinh thuốc nhỏ tai viêm khớp viêm tai giữa vảy nến

Bản quyền © 2025 · Hoàng Nga Medical Liên hệ: 0789.122.445